Tuy là một khái niệm không mới nhưng tại Việt Nam, Social Marketing vẫn thường xuyên bị nhầm lẫn với các khái niệm có sự tương đồng về tên gọi như Social Media Marketing hay Soicetal Marketing
Social Marketing và Social Media Marketing
Phân biệt 2 khái niệm:
Social Media Marketing hay Marketing mạng xã hội, có thể nói là khái niệm thường xuyên bị “hiểu nhầm” với Marketing xã hội nhất do sự sự vô tình trùng lặp trong tên gọi.
Thực chất, chiến dịch Social Marketing phần lớn đều sử dụng mạng xã hội như một trong số các điểm chạm quan trọng không thể thiếu để tương tác với đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên, không thể bởi vậy mà ta nên đánh đồng 2 phương pháp này với nhau.
Về cơ bản, đây là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt. Cụ thể, trong bài viết “Marketing xã hội - khi Marketing không chỉ để bán hàng” kỳ trước, Thăng đã đề cập đến khái niệm về Social Marketing như sau:
Phân tích ví dụ:
Để hiểu được rõ hơn sự khác biệt của Social Media Marketing so với Social Marketing, hãy cùng Thăng theo dõi một số ví dụ dưới đây nhé!
Chiến dịch Social Media Marketing của Zoom:
2020 đánh dấu một năm bùng nổ của Zoom khi đại dịch covid buộc mọi hoạt động giao tiếp và kết nối phải diễn ra trực tuyến. Nắm bắt được thời điểm vàng, Zoom đã khởi động cuộc thi thiết kế phông nền ảo (virtual background).
Trong đó, người dùng sẽ sáng tạo ra những background độc đáo của riêng mình và chia sẻ lại trên tài khoản mạng xã hội. Mỗi tháng, 3 người thắng cuộc sẽ nhận được những phần quà giá trị và được vinh danh trên nền tảng chính thức của Zoom.
Cuộc thi nhận được sự chú ý vô cùng đông đảo trên Facebook, giúp chiến dịch này của Zoom lọt top những chiến dịch thành công nhất trên mạng xã hội vào năm đó.
Chiến dịch WhatsYourName của Starbucks:
Đây có thể kêu là một chiến thuật kinh điển của Starbucks - thể hiện vị thế của thương hiệu giải khát hàng đầu thế giới khi cực kỳ khéo léo tận dụng tâm lý của khách hàng.
Các nhân viên của Starbucks thường “cố ý” đánh vần sai tên của khách hàng thành những phiên bản ngớ ngẩn nhưng rất hài hước khiến khách hàng không những không phật ý mà còn thích thú chia sẻ lại trên mạng xã hội.
Trên nền tảng xã hội, chính khả năng khơi gợi sự tò mò, có phần “độc”, “dị” là công thức quen thuộc cho các nội dung viral.
Social Marketing và Societal Marketing
Phân biệt 2 khái niệm:
Tuy có những mối tương quan nhất định, Social Marketing và Societal Marketing vẫn là 2 khái niệm độc lập lẫn nhau.
Societal Marketing là tiền thân của Sustainable Marketing, với cốt lõi nằm ở việc tích hợp vấn đề trách nhiệm xã hội vào chiến lược tiếp thị thương mại.
Theo Philip Kotler “Societal Marketing xoay quanh việc tìm ra nhu cầu, mong muốn của đối tượng mục tiêu và và mang lại sự thỏa mãn mong muốn một cách hiệu quả sao cho phúc lợi của người tiêu dùng và xã hội luôn được đảm bảo.”
Nói cách khác, trong khi Societal Marketing tích hợp trách nhiệm xã hội trong chiến lược tiếp thị thương mại của thương hiệu, thì Social Marketing giải quyết các vấn đề xã hội thông qua công cụ của tiếp thị thương mại.
Trọng tâm của Societal Marketing:
Societal Marketing bao gồm 3 thành tố then chốt:
Lợi nhuận: Việc đạt được lợi nhuận luôn nằm trong số nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Thông qua việc mở rộng thị phần và thu hút nguồn lực, lợi nhuận sẽ được tối ưu hóa. Từ đó, nền tảng tài chính vững vàng giúp thương hiệu duy trì hoạt động và phát triển.
Khách hàng: Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ nào. Thương hiệu cần phải hiểu người tiêu dùng muốn gì và làm thế nào để thỏa mãn được nhu cầu đó của họ đồng thời đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp nên tránh các sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội như thuốc lá, chất kích thích, …
Xã hội: Việc chú trọng đến lợi ích cộng đồng được thể hiện rõ nhất trong thành tố thứ 3. Đây cũng chính là mục tiêu cốt lõi mà Societal Marketing hướng đến. Thương hiệu có thể sử dụng danh tiếng và doanh thu của mình để đóng góp vào những khía cạnh phát triển chung cho xã hội như: môi trường, bình đẳng giới, an toàn vệ sinh, …
Một số cách áp dụng Societal Marketing trong thực tế
Có khá nhiều cách tiếp cận để ứng dụng phương pháp Societal Marketing cho thương hiệu trong thực tế, tiêu biểu như:
Thực hành kinh doanh có đạo đức: Tiếp thị có đạo đức hay Ethical Marketing bán sản phẩm một cách trung thực và uy tín, quan tâm và đối xử công bằng với người lao động cũng như nỗ lực cải tiến vì sự phát triển của xã hội.
Cam kết phát triển bền vững: Bền vững là chìa khóa cho sự phát triển lâu dài của xã hội và chính thương hiệu. Sự cam kết phát triển bền vững cần được thể hiện trong mọi hoạt động và kế hoạch của doanh nghiệp. Ví dụ: chỉ sử dụng giấy tái chế cho các ấn phẩm in, có quy trình xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn, …
Tìm hiểu thêm: Sustainable Marketing - Khi doanh nghiệp và xã hội song hành cùng phát triển
Phân tích ví dụ:
Coca-Cola:
Coca-Cola là thương hiệu sử dụng Societal Marketing thường xuyên trong các hoạt động của mình.
Nỗ lực trở thành doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội của Coca-Cola thể hiện ở việc tài trợ hơn 126 triệu đô vào năm 2014 cho các sáng kiến vì sức khỏe, chương trình quản lý nước sạch, giáo dục và trao quyền cho phụ nữ cũng như ứng phó với thảm họa tự nhiên.
Những nỗ lực này của Coca-Cola được ghi nhận đem lại hiệu quả rõ rệt cho việc kinh khi sự yêu thích với thương hiệu (brand love) của Coca-Cola tăng cao sau các đóng góp xã hội kể trên.
The Body Shop:
Trong các thương hiệu mỹ phẩm, The Body Shop nổi tiếng với sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề môi trường và xã hội.
Đây là một nhãn hiệu đến từ Anh Quốc, nhà tiên phong trong việc chống thử nghiệm hóa chất trên động vật.
The Body Shop Foundation là một quỹ phát triển được chinh thương hiệu tự thành lập và đang hoạt động trong ít nhất 3 lĩnh vực:
‘
Bảo vệ động vật
Thúc đẩy nhân quyền
Bảo vệ môi trường
Bằng những nỗ lực của mình, uy tín của The Body Shop được củng cố mạnh mẽ và đưa thương hiệu trở thành người đi đầu trong các sáng kiến cải thiện xã hội và môi trường.
Qua bài viết vừa rồi, ta có thể phần nào hiểu được sự khác biệt giữa một số thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn so với Marketing xã hội.
Liệu rằng Marketing xã hội có phải phương pháp duy nhất để tác động lên nhận thức cũng như thúc đẩy thay đổi hành vi của công chúng?
Hãy đón đọc những nội dung tiếp theo trong mục “Thăng viết” để biết thêm các thông tin bổ ích mới và tự có được cho mình câu trả lời xác đáng nhất, bạn nhé!
Comentarios