top of page


Trong năm 2023, Thăng cùng WWF-Việt Nam đã xây dựng chiến lược và ý tưởng sáng tạo mang tên “Dấu Tay Xanh” cho chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi sử dụng nhựa dùng 1 lần (ND1L) tại Côn Đảo. 


Chiến dịch là một phần của dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do WWF-Việt Nam xây dựng, hướng tới nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề giảm nhựa tại “hòn đảo thiêng”. Từ đó, Côn Đảo sẽ tiến tới cấm hoặc hạn chế tối đa ND1L tại các địa điểm tham quan du lịch.


Sau khi thống nhất về chiến lược cũng như kế hoạch truyền thông, chiến dịch “Dấu Tay Xanh” chính thức được triển khai vào năm 2024, phối hợp cùng Ban quản lý khu du lịch, Vườn quốc gia Côn Đảo và Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia. 



Ở giai đoạn trước, Thăng đã xác định tại Côn Đảo có 03 thời điểm du lịch với mục đích tâm linh - sinh thái và lưu lượng du khách khác nhau, do đó cần phát triển 01 thông điệp truyền thông thay đổi hành vi phù hợp với từng thời điểm. 


Các thông điệp này đều cần liên kết chặt chẽ với ý tưởng “Dấu Tay Xanh” để tạo sự thống nhất cho cả chiến dịch lẫn cách truyền thông của các bên liên quan. 


Dựa trên nền tảng này, các thông điệp và định hướng nội dung của chiến dịch Dấu Tay Xanh được phát triển như sau:



Cùng với thông điệp, các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cốt lõi để hỗ trợ du khách và người dân giảm thiểu sử dụng ND1L trong từng giai đoạn được Thăng, WWF-Việt Nam, và các cơ quan địa phương thống nhất triển khai thực tế như sau:



Các bên liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông điệp truyền thông và thúc đẩy người dân, du khách thay đổi hành vi sử dụng ND1L. Từ năm 2025, họ cũng sẽ tiếp quản chiến dịch từ Thăng và WWF-Việt Nam, tiếp tục nối dài những nỗ lực giảm nhựa tại “hòn đảo thiêng”. 



Vì vậy, để nâng cao năng lực truyền thông cho các cán bộ trước khi triển khai chiến dịch truyền thông, Thăng tiến hành tập huấn kỹ năng xây dựng kế hoạch - nội dung trên mạng xã hội và website của Côn Đảo. Sau khi đánh giá năng lực và khảo sát nhu cầu học tập tại địa phương, Thăng cùng WWF-Việt Nam phối hợp xây dựng giáo trình & kế hoạch tập huấn cụ thể. Tiếp đó, Thăng triển khai 02 ngày tập huấn trực tiếp tại Côn Đảo, 12 người tham gia từ 3 đơn vị địa phương: Ban quản lý Khu du lịch Quốc gia Côn Đảo, Trung tâm bảo tồn di tích Quốc gia Côn Đảo và Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo.



Sau thời gian tập huấn, các tuyến nội dung phù hợp với từng giai đoạn du lịch đã được lên kế hoạch dưới dạng bài đăng, video,... trên fanpage của ba đơn vị địa phương. 


Nhờ việc chủ động ứng dụng kiến thức được học cho các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội, các cán bộ địa phương đã duy trì được lượng tương tác ổn định xuyên suốt các bài post, đồng thời nhận về nhiều nội dung hưởng ứng, tham gia Thử thách Dấu Tay Xanh từ khách du lịch. Đây là nền tảng tốt để các bên liên quan tiếp tục thực hiện hoạt động truyền thông thay đổi hành vi dành cho cộng đồng trong thời gian tiếp theo.



Mở đầu chiến dịch là sự kiện khai mạc do Ban quản lý Khu du lịch Quốc gia Côn Đảo tổ chức, trong đó nổi bật là nội dung truyền thông thay đổi hành vi mang tên “Nói không với hoạt động cúng đốt hàng mã” tại các điểm, khu di tích.



Không chỉ kêu gọi sự chung tay của các bên, dự án cũng khuyến khích các cơ sở kinh doanh dịch vụ; các công ty lữ hành; và các tổ chức đoàn thể tại Côn Đảo thay đổi hành vi thông qua sản phẩm sáng tạo Giỏ Lễ Xanh và hoạt động “Hội thi Giỏ Lễ Xanh”. 




Bên cạnh các hoạt động, sản phẩm “Máy đo chất lượng không khí” đã được Thăng triển khai và lắp đặt tại Nghĩa Trang Hàng Dương, An Sơn Miếu, Miếu Cậu, và Miếu Thổ Địa. Các thông số sau khi lượng hóa sẽ được hiển thị tại website của Trung tâm và các màn hình lớn để người dân và khách du lịch dễ dàng theo dõi khi có biến động, chung tay công khai quản lý chất lượng không khí.




Cùng trong giai đoạn này, các ấn phẩm thiết kế như standee, banner, khu vực check-in,... mang thông điệp giảm nhựa và hình ảnh Dấu Tay Xanh đã được đưa vào thực tế. 



Những di tích tại Côn Đảo như Miếu bà Phi Yến, Dinh Chúa Đảo,... cùng các loài động vật tại Vườn Quốc gia Côn Đảo đã xuất hiện trên postcard, huy hiệu lưu niệm để đến với hàng trăm du khách. 



Tâm điểm của giai đoạn 2 là “Thử thách Dấu Tay Xanh” kéo dài từ 30/04 đến 15/07. Nhờ kết hợp việc thực hiện hành vi thực tế và lan tỏa hành động qua mạng xã hội, thử thách đã góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy du khách thực hiện các quy định về ND1L tại Côn Đảo.


Khi đăng ký tham gia thử thách, khách du lịch sẽ được nhận phần quà là bộ huy hiệu - postcard. Trong hành trình tham quan, dâng lễ, họ có thể thực hiện 01 hành vi giảm nhựa và check-in tại ít nhất 01 địa điểm du lịch. Sau đó, họ có thể đăng những hình ảnh này lên trang Facebook cá nhân và tag fanpage Ban quản lý để hoàn thành thử thách. 


Những hình ảnh check-in có nhiều like và share nhất trên Facebook sẽ nhận được phần thưởng với tổng giá trị lên tới 23.000.000 VND. 



Thử thách cũng được lan tỏa đến cộng đồng nhờ đường chạy không nhựa Côn Đảo Run Challenge, KOL TikTok Vinh Gấu, cùng các cơ quan báo chí, truyền thông. Kết thúc 2 tháng triển khai, thử thách đã nhận về 67 lượt tham gia.




Từ sự thành công và ủng hộ đông đảo của người dân và các cơ sở kinh doanh đồ lễ dành cho “Hội thi Giỏ Lễ Xanh”, từ tháng 7 năm 2024, sự kiện “Ngày thứ Bảy Xanh” được địa phương triển khai hàng tuần để định hướng du khách làm quen và sử dụng Giỏ Lễ Xanh khi đến thăm viếng di tích Nghĩa trang Hàng Dương.


Trước khi đến dâng lễ, khách du lịch có thể tìm mua giỏ lễ có sẵn tại một số cơ sở sản xuất tại đảo. Đối với các mâm lễ có sẵn chứa nhiều ND1L, du khách sẽ được đội tình nguyện viên tại Nghĩa trang hỗ trợ loại bỏ đồ nhựa, bổ sung đồ lễ xanh, và sắp xếp lại để phù hợp với các quy định giảm nhựa.


Sau 2 tuần đầu tiên áp dụng, hoạt động đã ghi nhận sự ủng hộ từ 85% du khách đến viếng di tích. Tính đến giữa tháng 8/2024 (1 tháng từ khi phát động Ngày thứ Bảy Xanh), đã có hơn 1,000 Giỏ Lễ Xanh được du khách sử dụng. 






Trong tháng 9 năm 2024, hai bộ tranh tường về thiên nhiên, cảnh quan, và động vật biển tại Côn Đảo sẽ được dựng tại bờ Taluy và Cảng mới, hai địa điểm có mật độ du khách cao, để lan tỏa các thông điệp về thay đổi hành vi sử dụng ND1L - bảo vệ môi trường, cảnh quan.





Các cơ quan Báo chí, truyền hình đã góp phần quan trọng trong việc lan tỏa “Dấu Tay Xanh” đến du khách và người dân. 


Trong hai giai đoạn đầu, có 27 đầu báo cùng hơn 50 bài báo đưa tin về chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi sử dụng ND1L tại Côn Đảo. Nhờ vậy, Giỏ Lễ Xanh cùng các quy định giảm nhựa, hạn chế cúng - đốt hàng mã đã chạm đến cộng đồng, xây dựng thành công hình ảnh “nói không với nhựa” của “hòn đảo thiêng”.



Trong giai đoạn cuối, các tuyến nội dung truyền thông về Dấu Tay Xanh để thay đổi hành vi sử dụng ND1L, và bảo vệ cảnh quan, thiên nhiên tại Côn Đảo sẽ được địa phương tự triển khai trên nền tảng Facebook và website chính thức. Nhờ vậy, thông điệp về Tiết giảm - Từ chối - Tái chế - Tái sử dụng - Thu gom ND1L sẽ tiếp tục chạm tới cộng đồng, tăng tính bền vững của chiến dịch. 


Bên cạnh đó, website của Côn Đảo cũng sẽ được Thăng thay đổi thiết kế để tối ưu hiển thị và hiệu quả bài đăng. 



Tính tới tháng 8/2024, chiến dịch Dấu Tay Xanh đã tiếp cận được 1,4 triệu khách du lịch, cơ sở kinh doanh, và người dân địa phương trên các nền tảng Facebook, TikTok, Youtube và website. Chiến dịch cũng nhận về hơn 26,000 lượt tương tác trên các nền tảng cùng 67 người tham gia thử thách, cho thấy sự hưởng ứng và ủng hộ của cộng đồng với việc tiết giảm, từ chối ND1L.


Từ nền tảng này, các cơ quan chức năng tại Côn Đảo có thể tiếp tục phát triển các kế hoạch, hoạt động truyền thông thay đổi hành vi sử dụng ND1L để lan tỏa rộng rãi hình ảnh Côn Đảo “nói không với nhựa” tới du khách trong các năm tiếp theo.



Dự án liên quan

24/7/20

Đọc thêm
Nâng cao năng lực Marketing cho Quỹ tín dụng nhân dân

24/7/20

Xây dựng chiến lược và nâng cao năng lực Marketing giúp các Quỹ tín dụng nhân dân ( QTDND) thu hút thêm người trẻ ở vùng nông thôn. Từ đó, thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm tài chính và dịch vụ phi tài chính mà QTDND cung cấp.

Sinh kế bền vững cho nông dân nữ trong sản xuất hồ tiêu

24/7/20

Chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi và khuôn mẫu xã hội, thúc đẩy sự tham gia của nông dân nữ trong sản xuất hồ tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông.

Truyền thông giảm nhựa tại Côn Đảo.

WWF-Việt Nam.

Đối tác
  • WWF-Việt Nam.

​Dự án
  • Truyền thông giảm nhựa tại Côn Đảo.

Loại dự án
  • Chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi.

Mục tiêu
  • Nâng cao hiểu biết về quy định liên quan đến nhựa dùng 1 lần (ND1L) tại Côn Đảo. 

  • Thúc đẩy hành vi Từ chối, Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế ND1L.

Scope
  • Tập huấn nâng cao năng lực. 

  • Triển khai chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi. 

  • Đo đếm, báo cáo kết quả chiến dịch.

​Kết quả
  • 1,508,872 người được tiếp cận trên đa nền tảng. 

  • 30,255 lượt tương tác trên đa nền tảng. 

  • 67 lượt tham gia Thử thách Dấu Tay Xanh. 

  • Hơn 50 bài báo cùng 27 đầu báo đưa thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Tại sao cần thay đổi hành vi để phát triển xã hội?

24/7/20

Có những hành vi được khuyến khích, cũng có những hành vi cần ngăn chặn. Vậy, những hành vi đó tác động tới xã hội như thế nào?

Dự án xã hội - Tác nhân thay đổi cộng đồng

24/7/20

Dự án phát triển xã hội là gì? Một dự án phát triển có thể tạo ra thay đổi cho xã hội như thế nào?

Marketing xã hội: Khi Marketing không chỉ để bán hàng 

24/7/20

Thay vì bán một sản phẩm, Marketing Xã hội bán những hành vi có ích cho cộng đồng.

bottom of page