Hơn 80 năm kinh nghiệm làm việc tại 75 quốc gia, Plan International là tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới về lĩnh vực Quyền Trẻ em gái, hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993.
Nhằm giải quyết vấn đề bạo lực giới trong trường học, dự án Trường học An toàn, Thân thiện và Bình đẳng được Plan triển khai từ năm 2013 tại Hà Nội.
Sau đó, dự án được nhân rộng tới 5 tỉnh miền núi gồm Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị và Kon Tum giai đoạn 2018 - 2022 và cũng đạt được nhiều hiệu ứng tích cực.
Để phản ánh những kết quả đó nhằm phục vụ mục đích truyền thông, báo cáo và gây quỹ, Plan International Việt Nam cùng Thăng Creative Agency xây dựng 03 phim ngắn và 01 phim tổng hợp dự án.
Làm sao để tái hiện những kết quả một cách chân thực, sống động và truyền tải xúc cảm rõ nét tới người xem.
Ghi lại các câu chuyện thành công điển hình của dự án.
Truyền thông, báo cáo với nhà tài trợ và gây quỹ cho dự án trong tương lai.
Nhà tài trợ
Cơ quan ban ngành nhà nước
Trường học thuộc địa bàn dự án
Công chúng
Phát triển ý tưởng sáng tạo
Nghiên cứu các câu chuyện thành công của dự án và xây dựng kịch bản kịch bản văn học chi tiết.
Xây dựng kế hoạch sản xuất
Quay và xây dựng 4 phim.
Đi từ những quan sát và nghiên cứu đầu kỳ của dự án, Thăng nhận thấy: Bạo lực học đường tạo ra những vết thương không chỉ về thể chất mà còn cả tinh thần. Thế nhưng rất ít học sinh khi bị bạo lực trong trường học và trên đường tới trường lên tiếng về những vấn đề mình găp phải.
Để truyền tải đầy đủ những can thiệp và thay đổi mà dự án mang lại, 3 phim ngắn sẽ là 3 câu chuyện về những vết thương vô hình này.
Từ Ý tưởng Sáng tạo và những câu chuyện thay đổi của dự án, Thăng xây dựng kịch bản chi tiết thể hiện tác động của dự án rõ ràng nhất. Câu chuyện được phân chia theo từng cảnh riêng biệt, với những hành động và diễn biến cảm xúc đan xen. Và dẫn đến khúc cao trào - nơi dự án thể hiện vai trò.
Chúng tôi lựa chọn địa bàn quay tại 3 tỉnh: Hà Giang, Kon Tum và Quảng Trị.
Với sự gấp rút trong thời gian thực hiện và khoảng cách xa giữa các địa bàn, công đoạn tiền trạm trở nên khó thực hiện hơn hết. Để tối ưu thời gian và nguồn lực, chúng tôi tiền trạm và triển khai bấm máy ngay khi tới địa bàn.
Điều này tạo nên những khó khăn nhất định, đòi hỏi đội ngũ sản xuất thích ứng nhanh nhạy với mọi tình huống trong quá trình quay.
Để mang lại cảm xúc chân thực nhất cho người xem, các nhân vật trong phim không phải diễn viên chuyên nghiệp mà đều là các em học sinh, thầy cô giáo và phụ huỵnh sinh sống tại địa bàn thực hiện dự án.
Vì vậy, chúng tôi dành thêm thời gian để thấu hiểu câu chuyện của nhân vật. Từ đó, đưa cảm xúc của nhân vật lên phim một cách tự nhiên nhất. Các cảnh quay trong kịch bản cũng được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh và nhân vật.
Bởi nhiều phát sinh trong quá trình bấm máy, bước hậu kỳ phim cũng đòi hỏi chúng tôi tiếp tục sáng tạo và ứng biến. Tuy nhiên, nhờ sự liên kết và tính logic đã được tính toán ngay khi phát sinh thay đổi, hậu kỳ phim vẫn triển khai thuận lợi.
Nhiều phát sinh trong quá trình bấm máy đòi hỏi chúng tôi tiếp tục sáng tạo và ứng biến. Nhưng nhờ sự liên kết và tính logic đã được tính toán ngay khi phát sinh thay đổi, sau những nỗ lực thực hiện, 04 phim ngắn được hoàn thiện theo đúng những gì cả Thăng và Plan International Việt Nam mong đợi.
Với cách thể hiện thông tin sống động, khơi gợi cảm xúc và tính kêu gọi cao, 04 bộ phim là ấn phẩm quan trọng trong báo cáo đánh giá cuối kỳ của Dự án Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng với các nhà tài trợ, cơ quan ban ngành của nhà nước, đồng thời vận động nhân rộng mô hình dự án.
04 bộ phim cũng được truyền thông tại các trường học thuộc địa bàn dự án và nội bộ Plan International Việt Nam, sử dụng chủ yếu trong các buổi họp, hội thảo, sự kiện chia sẻ kinh nghiệm.
Qua đó, những giá trị mà dự án Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng mang lại được lan tỏa rộng rãi, không để vết thương nào bị che giấu, không để vết thương nào bị bỏ quên.
Dự án liên quan
Phim truyền thông Vết thương vô hình
Dự án Trường học An toàn, Thân thiện và Bình đẳng