Sự kết nối làm nên sức mạnh cộng đồng
Hành trình phát triển xã hội luôn có sự tham gia và phối hợp của nhiều đối tác, với hoạt động, vai trò, và nguồn lực khác nhau. Do đó, khả năng lan tỏa thông điệp các các đối tác đến từng cộng đồng là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của dự án.
CHIẾN LƯỢC
TRUYỀN THÔNG DỰ ÁN
Mọi lối đi hướng về một vạch đích
Hiểu được đặc thù của dự án phát triển xã hội, chúng tôi tin hoạt động truyền thông hiệu quả không chỉ dừng lại ở một thông điệp sáng tạo, mà còn là một chiến lược tối ưu cho nguồn lực của nhiều đối tác và thông điệp có thể tùy biến để phù hợp chuyên môn của từng tổ chức và cộng đồng. Khi đó, chiến lược đóng vai trò là điều hướng, giúp các đối tác có thể tự phát huy nguồn lực truyền thông, lan tỏa thông điệp hiệu quả tới cộng đồng và đối tượng mục tiêu của mình.
Hơn nữa, đánh giá hiệu quả truyền thông cho các đối tác dự án cần đảm bảo tính đồng nhất nhưng cần tùy biến và dễ thực hiện. Một bộ chỉ số đo lường hiệu quả truyền thông dành cho dự án, không chỉ cho chiến dịch, cần được phát triển.
Có gì trong một chiến lược truyền thông dự án?
Chiến lược truyền thông dự án là một bản kế hoạch được trình bày dưới dạng menu những hoạt động truyền thông được thực hiện xuyên suốt dự án, có tính đồng nhất và điều chỉnh cho các đối tác thực hiện dự án.
Chiến lược truyền thông dự án bao gồm (mô hình hóa)
-
Khung chiến lược tiếp cận
Là xương sống kết nối các hoạt động truyền thông, định hướng tiếp cận đối tượng mục tiêu trên các kênh truyền thông phù hợp với vai trò và nguồn lực của mỗi đối tác.
-
Concept truyền thông sáng tạo
Là nền tảng tạo sự đồng nhất cho các thông điệp truyền tải bởi những đối tác dự án. Concept truyền thông giúp các thông điệp truyền thông vừa có tính đồng nhất, vừa có không gian sáng tạo để phù hợp với nguồn lực và các đối tượng mục tiêu khác nhau.
-
Hoạt động truyền thông và hướng dẫn triển khai
Bao gồm những hoạt động truyền thông có tính tùy biến cao, được xây dựng giúp mỗi đối tác dự án lựa chọn triển khai phù hợp với mục tiêu, vài trò và nguồn lực.
Xây dựng chiến dịch truyền thông dự án
Add paragraph text. Click “Edit Text” to customize this theme across your site. You can update and reuse text themes.
Bước 1: Nghiên cứu và phân tích thực trạng
Thu thập số liệu và phân tích thực tế vấn đề xã hội, làm nền tảnh cho các bước chiến lược tiếp theo.
Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông và phân khúc đối tượng mục tiêu
Xác định đối tượng mục tiêu cần tạo ảnh hưởng đến thông qua dự án.
Mục tiêu truyền thông được xây dựng dựa trên mục tiêu của dự án, có thể chia thành những giai đoạn khác nhau.
Bước 3: Xây dựng định hướng và hoạt động truyền thông dự án (mô hình hóa 3 vòng tròn)
-
Định hướng chiến lược:
-
Mô hình truyền thông tổng quan cho dự án
-
Mục tiêu và vai trò truyền thông của mỗi đối tác
-
Danh sách những kênh truyền thông được khuyến nghị
-
Phân bổ nguồn lực
-
-
Định hướng sáng tạo:
-
Concept truyền thông sáng tạo
-
Định hướng nội dung dự án
-
Định hướng hình ảnh dự án
-
-
Xây dựng các hoạt động truyền thông và hướng dẫn triển khai:
Dựa trên mục tiêu, khung chiến lược và định hướng sáng tạo, TCA xác định các hoạt động truyền thông phù hợp và hướng dẫn triển khai để giúp mỗi đối tác truyền tải thông điệp hiệu quả đến từng nhóm đối tượng mục tiêu.
Bước 4: Phương pháp đánh giá hiệu quả
TCA xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thông dự án. Bộ tiêu chí có tính tùy biến dựa trên vai trò, đối tượng mục tiêu và nguồn lực của mối đối tác dự án.