Bản chất của phát triển xã hội là khởi tạo và duy trì những thay đổi tích cực trong cộng đồng. Tại TCA, chúng tôi tin rằng sự thay đổi bắt đầu từ những hành vi của mỗi người. Vì thế, truyền thông thay đổi hành vi là phương pháp cốt lõi của TCA để cùng đồng hành với các đối tác phát triển xã hội tạo ra những tác động tích cực đến cộng đồng.
TRUYỀN THÔNG
THAY ĐỔI HÀNH VI
Các dịch vụ khác
Tại sao truyền thông thay đổi hành vi là câu trả lời?
Nhìn chung, để thay đổi hành vi cần 1 phương pháp tiếp cận mang tính toàn diện và bền vững. Đi từ phương pháp Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - Ajzen, 1991), chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi mà Thăng hướng đến là sự kết hợp giữa nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi.
1. Tập trung thúc đẩy hành vi
Mục tiêu cuối cùng của phương pháp này là tạo ảnh hưởng đên hành vi của đối tượng mục tiêu thông qua các nhũng nguyên tắc về truyền thông và tâm lý học.
-
Đo đếm hiệu quả:
Đo đếm sự thay đổi trong suy nghĩ và nhận thức của nhiều người là một công việc không dễ thực hiện. Để giải quyết vấn đề đó, truyền thông thay đổi hành vi tập trung vào đo đếm mức độ thay đổi hoặc tiếp tục trong hành vi của đối tượng mục tiêu. Đồng thời, những tác động tích cực (positive impact) của hành vi đến với cộng đồng và môi trường có thể được nhận thấy rõ ràng. (Link đến Đo đếm hành vi mong đợi)
-
Bền vững:
Truyền thông thay đổi hành vi tập trung vào trao đổi giá trị, giúp cho đối tượng mục tiêu thực hiện hành vi mong đợi qua lợi ích tạo ra cho chính bản thân họ. Khi đó, việc thực hiện hành vi là sự tự nguyện và bền vững.
Quy trình thực hiện truyền thông thay đổi hành vi
Bước 1: Nghiên cứu và phân tích
TCA thực hiện nghiên cứu đánh giá thực trạng và đặc điểm của đối tượng mục tiêu (bao gồm nhân khẩu học, tâm lý, thói quen, kỹ năng, và đặc điểm tiêu thụ truyền thông). Các hoạt động nghiên cứu bao gồm:
-
Phân tích thực trạng qua quan sát, báo cáo thức cấp hoặc trao đổi cùng các cán bộ dự án.
-
Nghiên cứu định lượng nhằm xác định các hành vi liên quan đến đối tượng mục tiêu và đánh giá tính khả thi
-
Nghiên cứu định tính nhằm xác định động lực và rào cản của đối tượng mục tiêu với các hành vi liên quan. Đồng thời, tìm kiếm những insights truyền thông phục vụ quá trình xây dựng chiến lược, thông điệp và sản phẩm sáng tạo.
Bước 2: Phân khúc đối tượng mục tiêu và lựa chọn hành vi mong đợi
TCA thực hiện phân khúc đối tượng mục tiêu theo thời đoạn thay đổi hành vi và nhân khẩu học. Dựa trên đối tượng mục tiêu và nghiên cứu, TCA lựa chọn hành vi mong đợi - mục tiêu hành vi phù hợp với từng phân khúc đối tượng mục tiêu. Ngoài mục tiêu hành vi, truyền thông thay đổi hành vi bao gồm xác định mục tiêu nhận thức (Knowledge objective) và mục tiêu niềm tin (Belief objective) muốn đối tượng mục tiêu có được.
Bước 3: Xây dựng chiến lược truyền thông và Sản phẩm sáng tạo (Creative Product)
Dựa trên đối tượng mục tiêu và hành vi mong đợi, TCA xây dựng chiến lược can thiệp thay đổi hành vi bao gồm 5 yếu tố: Product, Place, Price, Promotion, Partners (mô hình hóa)
Sản phẩm sáng tạo (Product) là yếu tố cốt lõi trong chiến lược tuyền thông thay đổi hành vi. Đây là một sản phẩm hữu hình được xây dựng giúp thúc đẩy mong muốn và xóa bỏ rào cản thực hiện hành vi mong đợi của đối tượng mục tiêu.
Bước 4: Triển khai chiến dịch và đánh giá hiệu quả
TCA xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động can thiệp và truyền thông với đối tượng mục tiêu trên các điểm chạm, hướng đến thúc đẩy hành vi mong đợi qua sản phẩm sáng tạo.
Đồng thời, TCA xây dựng khung đánh giá hiệu quả chiến dịch dựa trên 4 yếu tố:
-
Input measures: Nguồn lực được sử dụng cho chiến dịch
-
Output measures: Những hoạt động của chiến dịch
-
Outcome measures: Phản ứng của đối tượng mục tiêu, sự thay đổi trong hành vi, kiến thức và niềm tin
-
Impact measures: Những đóng góp của chiến dịch đến với mục tiêu xã hội